Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
“Thất lễ”, Tổng thống Ukraine bị ghẻ lạnh
Hội nghị thượng đỉnh của Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (CIS) đã diễn ra mà không có đại diện cao nhất của nước thành viên Ukraine. Tổng thống Petro Porsohenko đã chọn đến Milan tham dự hội nghị ASEM, phớt lờ hội nghị CIS ở Minsk. Sự “thất lễ” này của ông Poroshenko đã khiến nguyên thủ của 10 nước thành viên còn lại của CIS nổi giận, đưa ra nhiều lời phát biểu mỉa mai nhằm vào Nhà lãnh đạo của Ukraine.


 Hội nghị thượng đỉnh CIS

 




Hội nghị thượng định của CIS ở thủ đô Minsk của Belarus đã diễn ra với sự tham dự của Nguyên thủ tất cả các nước thành viên trừ Tổng thống Poroshenko – đại diện của quốc gia đông dân thứ hai của Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập. CIS là một tổ chức được lập ra từ 11 quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ. Hội nghị thượng đỉnh của CIS lần này thu hút sự chú ý lớn của dư luận khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang gây ra một cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

 

Việc Tổng thống Poroshenko từ chối đến dự hội nghị của CIS diễn ra ở một nước gần mình đồng thời công khai thông báo kế hoạch đến thành phố Milan của Italia để tham dự một hội nghị thượng đỉnh khác đã bị nguyên thủ của 10 nước thành viên CIS coi là một hành động “thất lễ”, khiến họ cảm thấy bị “mất mặt”.

 

Ngay giữa hội nghị thượng đỉnh của Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập, các nguyên thủ đã không ngại thẳng thừng lên tiếng chỉ trích, chế giễu quyết định của ông Poroshenko.

 

Tổng thống Alexander Lukashenko của nước chủ nhà Belarus và Tổng thống của Uzbekistan Islam Karimov đã trực tiếp quở mắng Tổng thống Ukraine Poroshenko về việc đã thiếu tôn trọng những nước láng giềng xung quanh và về cách tiếp cận cứng rắn, mạnh tay trong cuộc chiến ở trên lãnh thổ Ukraine. Thực tế về việc ông Poroshenko hoàn toàn không bị chỉ trích bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin mà bởi 2 nước láng giềng của Nga đã làm dấy lên hoài nghi về cách đưa tin của báo chí phương Tây liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine cũng như cách mà các nước cựu Xô-viết khác đánh giá về cuộc chiến ở Ukraine. Trong suốt hơn 6 tháng qua, báo chí phương Tây tràn ngập những thông tin về các nước cựu Xô-viết khác, đặc biệt là những nước có cộng đồng người dân tộc Nga tương đối lớn, nói rằng những nước này đang lo lắng cái gọi là nguy cơ “xâm lược” của Nga dưới cái cớ bảo vệ những cộng đồng người Nga.

 

Tuy nhiên, vấn đề lo sợ về một cuộc xâm lược mới của Nga không hề thấy xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh ở Minsk. Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov – người lãnh đạo một cộng đồng người Nga trong nước, không hề chĩa mũi nhọn chỉ trích về phía Tổng thống Putin mà lại vào chính Tổng thống Poroshenko. “Nếu Tổng thống Poroshenko bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ chúng tôi để trình bày lập trường của ông ấy về những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine thì điều này sẽ khiến tình hình càng trở nên rõ ràng hơn rất nhiều đối với chúng tôi. Ai trong số chúng tôi ở đây có cơ hội gặp gỡ Tổng thống Poroshenko mặt đối mặt trong thời gian gần đây? Rất ít. Nhưng ông ấy lại có nhiều thời gian để đến thăm Brussels ở Bỉ nhiều lần, cũng như nhiều quốc gia khác mà tôi không muốn kể tên ra”, ông Karimov phát biểu tại phiên khai mạc của hội nghị thượng đỉnh CIS. Nhà lãnh đạo Uzbekistan rõ ràng ám chỉ đến cuộc gặp của Tổng thống Poroshenko với hàng loạt giới lãnh đạo chống Nga của nhiều nước EU, cũng như Mỹ và Canada.

 

Trong khi đó, Tổng thống Alexander Lukashenko, chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Minsk, Belarus, cũng đã có những phát biểu đầy mỉa mai. “Nếu vấn đề của Ukraine – những vấn đề về kinh tế, chính trị.. vv.. có thể được giải quyết tốt hơn ở Milan hay Berlin, tại sao bạn (ông Poroshenko) lại cần phải đề nghị xin sự giúp đỡ của chúng tôi? Rõ ràng, bạn cần phải giải quyết những vấn đề đó ở Milan và Berlin”, ông Lukashenko cho biết, ám chỉ một cách rõ ràng về lời đề nghị gần đây của Tổng thống Poroshenko về việc các nước CIS “tham gia” vào quá trình tái thiết lại khu vực Donbass đang bị chiến tranh giày xéo.

 

Trên thực tế, xu hướng ủng hộ Nga rõ ràng (và chống Maidan) ở hội nghị thượng đỉnh CIS cho thấy đây là nơi các nguyên thủ quốc gia đã nhìn ra thấy những nguy cơ thực sự (chứ không phải tưởng tượng) đối với đất nước của họ. Những nguy cơ đó không bao gồm cái phương Tây gọi là “sự xâm lược của Nga” mà là sự bật ổn từ trong nội bộ, đói nghèo và khả năng diễn ra những “sự thay đổi chính quyền” bằng bạo lực do phương Tây kích động, hậu thuẫn.” Nếu bất kỳ ai bị “cô lập” (từ phổ biến nhất thường được sử dụng trong những bài báo về Nga của phương Tây”, thì đó lại không phải là Nga mà là chính quyền của Tổng thống Poroshenko, ít nhất là bên trong Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (trong đó có Ukraine là một thành viên chính thức).

 

Dưới đây là một số thực tế bị bỏ quên hay không được chú ý bởi những tờ như Washington Post và các báo chí phương Tây khác vốn thường thích nói về việc Nga bị “cô lập”. Tại hội nghị thượng đỉnh Caspian gần đây ở Astrakhan, Nga đã nhất trí với 3 đối tác CIS khác gồm Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmenistan và vị thế pháp lý trong tương lai của Biển Caspian – một vấn đề gai góc mà 4 nước đã không thể giải quyết trong suốt 20  năm qua. Trước cuối năm nay, Nga, Belarus và Kazakhstan tất cả đều sẽ thông qua thỏa thuận thiết lập Liên minh Kinh tế Á-Âu – một thỏa thuận đã được ký kết ở Astana hồi tháng 5 năm ngoái. Thỏa thuận này cho phép thiết lập một không gian kinh tế kết nối giữa Nga, Belarus, Kazakhstan và trong tương lai gần sẽ là cả Kyrgyzstan và Armenia.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Bài học Trung Quốc: Cháy nhà hai đầu  (12-10-2014)
    Nga giành thế thắng trước Mỹ?  (12-10-2014)
    Vì sao tặng giải Nobel Hòa bình cho trẻ em? (11-10-2014)
    Nga: Hiện đại hóa quân sự chỉ còn là... giấc mơ? (11-10-2014)
    Lần trở lại của ông Nicolas Sarkozy (11-10-2014)
    Nga-Mỹ-Trung Quốc: Nhà cung cấp vũ khí chính cho…IS (10-10-2014)
    Hàn Quốc bắn chết thuyền trưởng tàu Trung Quốc (10-10-2014)
    Có Mỹ bảo trợ, Nhật 'mài kiếm' phòng Trung Quốc (10-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Bắc Kinh run sợ (10-10-2014)
    Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược (10-10-2014)
    Ukraine sắp rơi vào chiến tranh toàn diện? (09-10-2014)
    Rạn nứt với Mỹ, Israel "đi đêm" với Trung Quốc (09-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Mây đen bao phủ biên giới (09-10-2014)
    EU “vỡ trận” tan tác trước Nga (09-10-2014)
    Làm sao ISIS có thể kiếm một triệu USD mỗi ngày? (08-10-2014)
    Ba Lan lớn tiếng cảnh báo trừng phạt Nga (08-10-2014)
    Vì sao NATO muốn làm lành với Nga? (08-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Thời kỳ trăng mật (07-10-2014)
    Sau Ukraine, Mỹ quyết “nhúng tay” vào Trung Quốc? (07-10-2014)
    Tokyo và nỗ lực tăng ngân sách quân sự (07-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152827438.